Tổng hợp các lễ cúng trong đám tang đầy đủ và chi tiết

Đám tang là một trong những nghi lễ quan trọng được tổ chức dành cho người vừa mới qua đời. Để có thể hiểu về tang lễ bạn cần biết được các lễ cúng trong đám tang gồm những gì. Dưới đây, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ cùng bạn giải mã những thắc mắc trên.

Các lễ cúng trong đám tang của người Việt chuẩn nhất

Lễ tiểu liệm

Lễ tiểu liệm trong tang lễ người mới mất bao gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị đồ dùng: Dao nhỏ, vải buộc tóc hoặc kẹp tóc, hai tấm vải trắng (một để tắm, một để lau), lược, gáo, nồi nước ngũ vị hương, nồi nước nóng, chậu.
  • Tắm gội: Quây màn cho kín, tang chủ và người hộ việc quỳ xuống, sau đó cáo từ rằng "Nay xin tắm gội để sạch bụi trần, cẩn thận!". Sau đó, cha tắm cho con trai, mẹ tắm cho con gái, hoặc người phục vụ làm thay.
  • Chuẩn bị thi thể: Lau sạch mặt và cơ thể, cắt móng, mặc quần áo mới hoặc đẹp nhất, gói móng chân, móng tay vào quan tài. Trải vải khâm và đặt thi thể lên giường, buộc vai, hông, đầu gối và ngón chân, phủ mặt bằng vải hoặc tờ giấy trắng.
  • Canh giữ thi hài: Con cháu canh giữ thi hài cẩn thận, không để cho chó mèo tiếp xúc.

Lưu ý: Lễ này nên thực hiện sớm sau khi người mới qua đời vì việc để lâu có thể không tốt cho sức khỏe của những người xung quanh.

Lễ phạn hàm

Lễ phạn hàm là nghi thức tiễn đưa linh hồn người đã qua đời. Người thực hiện lễ này sẽ đặt một ít gạo và tiền vào miệng của người chết để tránh tà ma ác quỷ và tiễn vong hồn đi. Ngày nay, thường thay bằng một túi có chứa ít tiền, gạo và đồ dùng thường dùng của người qua đời. 

Trong lễ, tang chủ và những người tham dự quỳ xuống, sau đó đặt gạo và tiền vào miệng người chết, cuối cùng bóp miệng lại và phủ mặt. Lưu ý không đặt vào quan tài những vật phẩm có giá trị cao.

Lễ nhập quan

Lễ nhập quan là lễ đặc biệt quan trọng trong các lễ cúng ở đám tang. Đây là quá trình chuyển thi thể từ giường người chết sang quan tài. Các bước bao gồm:

  • Tang chủ và thân thích quỳ xuống và cáo từ rằng: "Nay được giờ lành, xin rước nhập quan, cẩn cáo!". Sau đó, phủ phục, hưng và bình thân.
  • Thi thể được đưa từ giường xuống đất, bọc vải liệm xung quanh, sau đó đặt vào áo quan nhẹ nhàng.
  • Cắt bỏ dây buộc và chèn đầy khoảng trống trong quan tài.
  • Quan tài được sơn gắn kỹ càng, đặt chính giữa phòng hoặc sang gian bên.

Lưu ý: Không bỏ quần áo của người đang sống vào quan tài và có thể đặt tro hoặc đất sét trên đỉnh quan tài để tránh mùi bốc ra.

Lễ chiêu hồn

Lễ chiêu hồn trong đám tang truyền thống là khi người thân cầm áo của người chết đứng trên nóc nhà, giơ áo lên và gọi tên người chết ba lần. Người nhà làm với mong muốn hồn người chết có thể trở về nơi ấm êm. Mục đích của lễ này là để hồn người chết không bị lạc và tìm đường về nhà. 

Ngày nay, không cần phải treo lên mái nhà và có thể nhờ người hộ tang thực hiện việc này.

Lễ lập bàn thờ tang

Lễ lập bàn thờ tang là lễ thiết lập linh vị và linh toạ. Linh toạ đặt trước linh cữu, linh vị đặt trên linh toạ. Bát hương, rượu, đèn nến, ống hương và mâm ngũ quả được bày trước linh vị. Minh tinh là tấm giấy ghi chức vị và tên của người chết, được đặt trên linh cữu. 

Lễ tế bao gồm các bước như tự lập, quy, phận hương, phủ phục, hưng, châm tửu, diện tửu, cử ai, giai quỳ, điểm trà và thiết linh tọa cáo văn.

Các lễ cúng trong đám tang của người Việt chuẩn nhất

Lễ thành phục

Lễ thành phục trong tang lễ là khi con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng. Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Trước lễ thành phục, anh em và con cháu chuẩn bị sẵn tang phục và khăn.

Trong lễ, người hộ lễ xướng lên, sau đó anh em và con cháu mặc tang phục vào thực hiện lễ tế. Sau lễ này, đánh ba hồi trống lớn để chính thức phát tang và sau đó bạn bè và người thân mới đến phúng viếng.

Lễ chiêu điện, tịch điện

Lễ chiêu - tịch điện trong đám tang là nghi lễ sáng và tối tức là nghi lễ để con cháu làm lễ trước linh tượng. Buổi sáng là lễ thưởng thực, buổi tối là lễ tế tịch điện. Điều này có nghĩa là "sớm mời vong dậy mà ăn, tối mời vong đi ngủ". 

Ngày nay nghi lễ này thường đơn giản hơn. Nghi lễ chiêu điện, tịch điện được thực hiện các bước cơ bản như mở đầu, lễ hương, châm tửu, đọc cáo văn và kết thúc bằng lễ tất cả mọi người đều tham gia.

Lễ đào huyệt và an táng

Lễ đào huyệt và an táng trong đám tang bao gồm:

Văn cáo đào huyệt: Trình bày lời cầu nguyện để linh hồn được nghỉ ngơi, kêu gọi sự ủng hộ và bình an cho tang gia. Sau đó, thực hiện lễ cúng và rót rượu để tôn vinh người quá cố.

Lễ an táng:

  • Lễ khiển điện - tiễn biệt: Tổ chức lễ tiễn biệt trước khi di quan.
  • Lễ truy điệu: Đại diện Ban Lễ tang tuyên bố lý do và thực hiện lễ truy điệu, thường có sự tham gia của bà con và bạn bè.
  • Di quan: Đưa quan tài đến nơi hạ huyệt.
  • Hạ huyệt: Thực hiện lễ cáo thổ thần, thành phần - đắp mộ và sau đó chôn cất người quá cố.

Các lễ cúng trong đám tang của người Việt chuẩn nhất

Trong quá trình này, mọi người thể hiện sự tiếc thương và tiễn biệt cuối cùng cho người ra đi, đồng thời tôn trọng và tuân thủ các nghi lễ truyền thống. Sau khi đã an táng, gia đình sẽ có các nghi lễ hậu tang. Đến thời điểm 7 ngày, 14, 21 ngày,... gia đình sẽ thực hiện nghi thức cúng tuần đầu tiên, nghi thức cúng tuần thứ 2, nghi thức cúng tuần thứ 3,...

Những điều kiêng kỵ trong tang lễ cần biết

Trong tang lễ, có những điều kiêng kỵ sau cần lưu ý:

  • Mặc đồ màu trắng hoặc đen, tránh trang phục lòe loẹt.
  • Tránh để chó mèo nhảy qua xác người mất.
  • Không rơi nước mắt khi khâm liệm.
  • Di chuyển chậm rãi khi khiêng linh cữu.
  • Tránh sử dụng đồ của người đã khuất..
  • Chọn nơi chôn cất phù hợp.

Đồ Cúng Việt Đà Nẵng

Đồ Cúng Việt Đà Nẵng hy vọng rằng với nội dung vừa chia sẻ, bạn có thể có thêm nhiều thông tin hữu ích về các lễ cúng trong đám tang truyền thống của người Việt. Hiện nay, tuỳ theo văn hóa vùng miền hay truyền thống của gia đình mà việc thực hiện các lễ cúng sẽ có sự thay đổi khác nhau. Nếu bạn cần tìm dịch vụ đặt mâm cơm cúng đám tang, mâm cơm cúng 49 ngày, mâm cúng giỗ,... thì có thể liên hệ dịch vụ Đồ Cúng Việt Đà Nẵng để được hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Kiến thức tâm linh

Bài văn khấn