Tục cúng mụ của người Việt

Tục cúng bà Mụ của người Việt

Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, có nghĩa là có một thế hệ mới bắt đầu.

Hình ảnh mâm cúng mụ gói số 3.

Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, có nghĩa là có một thế hệ mới bắt đầu.

Đây là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấu ấn tín ngưỡng thờ Mẫu, hi vọng con người ta phải nhớ về cội nguồn. Ngoài ra nó còn biểu hiện những mong ước tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ kế tiếp.

Nguồn gốc của tục cúng đầy tháng                                                  

Xuất phát từ sinh lý tự nhiên, tháng đầu tiên trong cuộc đời của em bé vô cùng quan trọng. Ngày xưa ở Việt Nam, em bé sau khi ra đời không được đặt tên ngay vì tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh rất cao. Trong 4 tuần đầu sau khi lọt lòng mẹ, trẻ em dễ chết yểu vì khả năng đề kháng của bé chưa được hoàn thiện và chưa hoạt động đúng mức.

 

Các bà mụ được thờ cúng rộng rãi tại Việt Nam.

Thống kê khác cũng cho thấy, trong số trẻ không may chết trong năm đầu đời thì có tới 2/5 sẽ chết ngay trong tháng đầu tiên. Vì thế, việc tổ chức cúng đầy tháng cũng là dấu mốc cho thấy đứa trẻ đã thoát được hai phần ba của những rủi ro trong năm tuổi đầu tiên của cuộc đời, vì vậy ngày đầy tháng là dịp ăn mừng cho cháu, bố mẹ và thậm chí là cả họ hàng.

Tháng đầu sau khi em bé được sinh ra cũng là giai đoạn ở cữ của sản phụ, do đó khi kết thúc tháng đầu cũng là sự kết thúc của giai đoạn khó khăn nhất không chỉ đối với bé mà với cả bà mẹ thời hậu sản.

Những tín ngưỡng dân gian ngày xưa quy ước đàn bà ở cữ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc với người khác. Do đó ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình với nội - ngoại, họ hàng và những người thân quen về thành viên mới, vì thế lễ đầy tháng cũng có thể coi như chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở.

Nguồn gốc của tục cúng Mụ

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) mà trực tiếp là 12 Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc,… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (7 ngày đối với bé trai, 9 ngày đối với bé gái), đầy tháng (một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi) thì bố mẹ, ông bà phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các Bà Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Như vậy, lễ cúng đầy tháng cho bé là một trong những lễ cúng Mụ và trong lễ này, ngoài việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống để chiêu đãi khách khứa, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cung kính 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông.

Trong ngày cúng Mụ, sau khi thắp hương và dâng lễ vật lên các Bà Mụ, các Đức Ông thì một số gia đình còn thực hiện nghi thức khai hoa và nghi thức đặt tên cho đứa trẻ. Trong lễ khai hoa mọi người đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và mở lời xin phép khai hoa. Sau đó người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhóe,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quí mến…”

 

Theo truyền thuyết thì có 13 Bà Mụ và 3 Đức Ông, vì thế cần chuẩn bị 13 chén chè để cung kính 13 Bà Mụ và một con gà được luộc chín buộc chéo cánh,… để cung kính 3 Đức Ông. Mỗi vùng miền sẽ có những đồ cúng Mụ và cúng Đức Ông khác nhau.

 

Cách thức bày lễ

Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hóa và nghệ thuật. Bàn lễ cúng Mụ nên được bày biện một cách hài hòa, cân đối với những lễ vật dâng Bà Mụ chúa (Bà Chúa Đầu Thai) để ở chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng 12 Bà Mụ phải chia thành 12 phần giống nhau, lễ mặn cùng hương, hoa, nước để ở trên cùng. Sau khi bố hoặc mẹ đứa bé thắp ba nén hương thì bế cháu bé ra trước án khấn.

Nghi thức đặt tên cho bé

Nghi thức đặt tên cho bé còn được gọi là Xin Keo, đây là cách để bố mẹ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con mình

Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con mình

Chủ lễ sau khi khấn xong thì mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho bé để hoàn tất tiệc đầy tháng.

 

Một số hình ảnh mâm cúng đầy tháng đồ cúng Việt đã chuẩn bị cho khách hàng :

Hình ảnh các mâm cúng được Đồ cúng Việt chuẩn bị cho khách hàng.

 

mâm cúng đầy tháng đà nẵng
Hình ảnh các mâm cúng được Đồ cúng Việt chuẩn bị cho khách hàng.

 

mâm cúng thôi nôi đà nẵng
Hình ảnh các mâm cúng được Đồ cúng Việt chuẩn bị cho khách hàng.
cúng thôi nôi cho bé
Hình ảnh các mâm cúng được Đồ cúng Việt chuẩn bị cho khách hàng.

 

Với rất nhiều lễ vật cúng đầy tháng cho bé như trên, Nếu nhà bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho mâm cúng đầy tháng bé trai chu đáo nhất thì hãy nhấc máy liên hệ đến Hotline: 0816.043.043 hoặc mamcungdanang.vn để được tư vấn nhé!

                                          

Kiến thức tâm linh

Bài văn khấn