Người Việt Nam theo tín ngưỡng dân gian tin rằng: nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật cúng động thổ dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn
Sau khi gia chủ (chủ nhà hay chủ đầu tư) cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên nhưng nhớ là “Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lổ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ”.
Sau khi tàn nhang thì gia chủ đổ các chén nước, rượu ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rãi bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình, cắm hoa cúng xuống công trình chứ không mang về nhà. Sau đó, chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng và viên gạch ấy phải đúng vị trí và không thay đổi di chuyển trong quá trình thi công.
Một số lưu ý khi tiến hành làm lễ cúng động thổ (khởi công xây nhà, khởi công xây dựng công trình):
Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc, riêng 3 hũ muối, gạo, nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân (nhớ mỗi kỳ đổ mái, đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).
Nếu mượn tuổi làm nhà: trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 99.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).
Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên, lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.
Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2… và tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương, khấn lễ, gia chủ vẫn phải lánh mặt lúc làm lễ.
Khi nhập trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ, gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch)
Dịch vụ Đồ cúng Việt chi nhánh Đà Nẵng cam kết:
- Mâm cúng đầy đủ lễ vật.
- Nhân viên trực tư vấn 24/24.
- Đảm bảo vệ sinh ATTP, thức ăn ngon miệng.
- Hỗ trợ bày trí đẹp mắt, in sẵn văn khấn, hướng dẫn cúng đúng cách.
- Miễn phí ship trong bán kính 20km
- Bán đúng giá niêm yết, không phát sinh chi phí.
Trên đây là những chú ý cho việc sửa soạn lễ cúng động thổ, bạn có thể truy cập website: mamcungdanang.vn hoặc liên hệ qua hotline: 0816.043.043 để tìm hiểu thêm về một số nghi thức cho các buổi lễ khác trong năm.
Dịch vụ Đồ Cúng Việt Đà Nẵng chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói tại Đà Nẵng, Quảng Nam : mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ, mâm cúng nhà mới, mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm, mâm cúng xe mới.
- Bộ tam sên cúng khai trương gồm những gì? Ý nghĩa thế nào? (21.03.2024)
- Mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo gồm những gì? Nên đặt ở đâu? (31.12.2023)
- Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày cho người mới mất chuẩn nhất (30.12.2023)
- Sau 49 ngày có phải cúng cơm nữa không? Người mất có hưởng được không? (01.08.2023)
- Lập đàn cúng 49 ngày cho người đã khuất đầy đủ nhất (01.08.2023)
- Mâm cơm cúng 49 ngày gồm những gì? Bài cúng chi tiết (01.08.2023)
- Cúng 49 ngày có phải ra mộ không? Điều kiêng kỵ cần tránh (01.08.2023)
- Cách làm gà cúng chéo cánh đẹp mắt hút tài lộc (01.08.2023)
- Cách đặt gà cúng giao thừa cầu tài lộc, may mắn (01.08.2023)
- Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào? Hướng dẫn đúng nhất (01.08.2023)
- Cúng giải hạn tam tai chuẩn bị những gì? Bài cúng giải tam tai hiệu quả (01.08.2023)
- Cúng sao giải hạn ngày nào? Văn khấn cúng sao giải hạn mới nhất (01.08.2023)