Mâm cúng giao thừa miền Nam trong nhà, ngoài trời đơn giản nhất

Mâm cúng giao thừa là một trong những điều mà các gia đình chú trọng trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Bạn có bao giờ thắc mắc mâm cúng giao thừa miền Nam gồm những gì không? Trong bài viết này, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị mâm cúng giao thừa ở ngoài trời, trong nhà tại miền Nam đơn giản nhất.

Mâm cúng giao thừa miền Nam gồm những gì?

Do ảnh hưởng bởi khí hậu và văn hóa vùng miền, mâm cúng giao thừa ở miền Nam sẽ có sự khác biệt so với miền Bắc và miền Trung. Các món được chuẩn bị trong mâm cơm cúng giao thừa sẽ có xu hướng là món ăn mát.

Mâm cúng giao thừa mặn ở miền Nam gồm có:

  • Canh măng tươi
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Gỏi tôm thịt
  • Chả giò
  • Dưa món
  • Củ kiệu
  • Bánh tét
  • Củ cải ngâm nước mắm

Bên cạnh đó, đồ cúng sẽ gồm có thêm trầu cau, trái cây, đèn dầu, muối, gạo, trà, bánh mứt, hoa cúng, vàng mã, giấy tiền cúng giao thừa.

Với những gia đình cần chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa chay ở miền Nam thì có thể tham khảo mâm cúng bao gồm các món:

  • Bánh tét chay
  • Xôi
  • Chè
  • Thuốc
  • Rượu 
  • Trà
  • Đèn nến
  • Hương hoa
  • Tiền vàng
  • Mũ chuồn
  • Trái cây
  • Bánh mứt
  • Cơm
  • Canh chay

Mâm cúng giao thừa miền Nam gồm những gì?

Cách bày mâm cúng giao thừa đúng chuẩn

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài sân

Để có thể bày mâm cúng giao thừa ngoài sân đúng cách, bạn có thể thực hiện theo các bước sau để mâm cúng thêm đẹp mắt, tăng sự trang nghiêm:

  • Đặt mâm cúng trên bàn, trải khăn sạch sẽ.
  • Xếp gà cúng giao thừa vào giữa mâm, có thể gắn thêm bông hồng đỏ.
  • Bánh chưng bánh tét cần được bóc lá và đặt cạnh gà.
  • Giò lụa cắt khoanh và đặt bên cạnh bánh chưng.
  • Hoa quả đặt sau gà để tạo điểm nhấn.
  • Vàng mã và trầu cau trên vành mâm.
  • Gạo, muối để trong đĩa tách nhỏ nằm cạnh hoa quả.
  • Đèn/nến bên cạnh hoa quả.
  • Rượu, nước phía trước mâm.
  • Mũ cánh chuồn và lọ hoa tươi bên cạnh.
  • Hương châm cháy dưới mâm.

Cách bày mâm cúng giao thừa trong nhà

Khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà, bạn cần thực hiện theo các bước:
 

  • Đặt mâm cúng trên bàn, trải khăn sạch.
  • Với mâm cúng mặn thì bánh chưng được chưng được bóc lá và đặt giữa mâm. Giò, chả, xôi, canh, nem rán,... thì đặt xung quanh.
  • Với mâm cúng giao thừa chay thì chú ý hương hoa và đèn nến. 

Khi cúng cần đặt hình tượng ông bà tổ tiên ở trung tâm mâm cúng để cầu mong sự phù hộ với gia đình. Trong lúc cúng, cả gia đình có thể cùng nhau đọc lời cầu nguyện, đọc bài văn khấn để bày tỏ lòng thành kính và tri ân đối với ông bà tổ tiên.

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài sân

Đặt mâm cúng giao thừa miền Nam ở đâu?

Hướng đặt mâm cúng ngoài trời

Khi chuẩn bị đặt mâm cúng giao thừa ngoài trời, việc chọn địa điểm phù hợp có ảnh hưởng đến không khí linh thiêng và sự trang nghiêm của lễ cúng. Mâm cúng ngoài trời diễn ra trên sân nhà, tại nơi trống trải. Mâm cúng sẽ được đặt giữa sân tạo nên không gian trang trí đặc biệt.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có lợi thế của một sân riêng lớn. Trong trường hợp không có sân hoặc diện tích không đủ, việc đặt mâm cúng trong nhà cũng là một lựa chọn linh hoạt. Phòng khách hay ban công cũng là những địa điểm thay thế phù hợp tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng.

Ngoài ra, sân thượng cũng là một không gian mở để đặt mâm cúng giao thừa. Quan trọng nhất là việc trang trí mâm cúng theo hướng ngoại trời tạo không khí thoải mái và gần gũi với tự nhiên. 

Đặt mâm cúng giao thừa miền Nam ở đâu?

Hướng đặt mâm cúng trong nhà

Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà thường được đặt tại ban thờ gia tiên, nơi mà gia đình thường tổ chức các nghi lễ truyền thống. Việc này thể hiện sự hiếu thảo và lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Đồng thời, nó còn tạo ra một không gian trang trọng và thiêng liêng, thích hợp để thể hiện lòng tôn kính và tri ân đối với tổ tiên trong dịp Tết.

Tại ban thờ gia tiên, mâm cúng được đặt tinh tế và sắp xếp một cách trang nghiêm. Điều này giúp tôn vinh ông bà tổ tiên, kết nối tình cảm gia đình. Đặc biệt, việc đặt mâm cúng giao thừa trong nhà cũng là cách để gia đình thể hiện lòng tôn trọng và truyền thống, góp phần làm cho không khí trong gia đình trở nên ấm cúng và trang nghiêm trong những ngày đầu năm mới.

Bài văn khấn cúng giao thừa ở miền Nam

Bài văn khấn giao thừa trong nhà ở miền Nam

"Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Nam mô Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh.

Nay là phút giao thừa giữa năm Quý Mão và Giáp Thìn. Chúng con là: …Tuổi: …, Ngụ tại:…

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật – Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ thần, Phúc đức chính thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo phủ thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin Chư Thần, Chư Phật chứng giám.

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần, 3 lạy).”

Bài văn khấn cúng giao thừa ở miền Nam

Bài văn khấn giao thừa ngoài ở miền Nam

“Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần) 

Kính lạy: 

– Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

– Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan.

– Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm………

– Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần

Nay là phút giao thừa giữa năm Quý Mão và Giáp Thìn. Chúng con tên là:… Tuổi:… Ngụ tại:…

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân.

Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. 

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô Bồ tát Ma ha tát đại chứng minh. (Lạy 3 lạy)”

Vừa rồi, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng vừa gửi đến bạn tất tần tật các thông tin về việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa miền Nam. Việc chuẩn bị mâm cúng, cách bày trí cũng như đọc bài khấn giao thừa không còn là điều khiến bạn và gia đình lo lắng. Chúc bạn sẽ chuẩn bị được mâm cúng trang nghiêm, ấm cúng

 

Kiến thức tâm linh

Bài văn khấn