Tết Đoan Ngọ không đơn thuần là một ngày lễ đặc biệt để chúng ta tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Ngày này còn mang ý nghĩa giúp đẩy lùi xui xẻo, tà ma và những điều xấu xa. Vì vậy khi đến ngày mùng 5 tháng 5 ai cũng tất bật chuẩn bị nghi thức để cúng. Vậy trong ngày Tết Đoan Ngọ cúng gì là chuẩn nhất? Cùng Đồ Cúng Việt Đà Nẵng giải đáp ngay dưới đây nhé!
Tết Đoan Ngọ cúng gì?
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt thường chuẩn bị nghi thức cúng để tưởng nhớ đến các ông bà tổ tiên và những vị thần luôn bảo hộ cho gia đình. Ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những nét đặc trưng riêng cho ngày này.
Đối với Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ thì cúng dưa hấu, chè kê, thịt vịt.
Đối với Tết Đoan Ngọ ở miền Nam Trung Bộ thì mâm cúng Tết Đoan Ngọ luôn có đầy đủ xôi, chè và trái cây.
Còn đối với miền Nam, vào ngày mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ thì trên mâm cúng không thể nào thiếu các món bánh như bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,...
Để giúp bạn chuẩn bị được mâm cúng mùng 5 tháng 5 đầy đủ và đúng nhất; dưới đây, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng giới thiệu đến bạn một số món đồ không thể thiếu cần chuẩn bị để cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 nhé!
Trái cây
Trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ không thể nào thiếu trái cây. Thường những loại trái cây được sử dụng phổ biến nhất vào ngày này là vải, mận, đào, dưa hấu,... Đây là những loại trái cây đúng mùa theo thời điểm ngày Tết Đoan Ngọ đến.
Những loại quả này sẽ là những loại quả tươi, ngon, có hương vị chua ngọt. Theo quan niệm từ xưa đến nay của ông bà thì những loại trái cây này sẽ diệt được sâu bọ và những vật đang ký sinh trong cơ thể con người.
Hoa tươi
Nếu ai hỏi bạn Tết Đoan Ngọ cúng gì thì không thể nào thiếu hoa tươi nhé. Thường vào thời điểm ngày Tết Đoan Ngọ có rất nhiều loại hoa tươi nở rộ. Bạn có thể chọn lựa để dâng lên mâm lễ.
Thông thường, hoa cúng Tết Đoan Ngọ thường được dùng là hoa sen. Chẳng hạn như sen quan âm, sen trắng, sen hồng,... Nhiều người khéo tay thường tỉ mỉ gấp những cánh hoa tạo nên nhiều hình thù khác nhau nhìn rất bắt mắt.
Bên cạnh hoa tươi, một số gia đình lựa chọn thờ hoa cau. Bạn có thể tìm mua hoa cau phối với hoa nhài, hoa móng rồng hay hoa ngọc lan sẽ tạo cho mâm cúng thêm nhiều màu sắc.
Rượu, hương, vàng mã
Rượu là một trong những vật phẩm quan trọng cần chuẩn bị để cúng Tết Đoan Ngọ. Trong ngày Tết Đoan Ngọ hay những dịp cúng kiếng khác thì rượu có thể được xem là linh hồn.
Rượu nếp là loại rượu thường được sử dụng cho ngày mùng 5 tháng 5. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lựa chọn say sưa trong rượu vào ngày này. Bạn nên chuẩn bị đủ để cúng, tránh sử dụng quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
Đặc biệt theo như truyền thông người Việt thì trong bất kỳ lễ cúng nào cũng có hương và vàng mã. Bạn nên mua vừa đủ cúng theo đúng nghi thức, tránh mua quá nhiều.
Các loại bánh
Bánh giò mật mía là loại bánh phổ biến xuất hiện trên mâm cúng ngày 5 tháng 5 Âm lịch. Đây là loại bánh được làm bằng gạo nếp, có màu sắc và hương vị đặc trưng.
Trong miền Nam thì phổ biến hơn với bánh ú tro hay bánh bá trạng. So về phần nhân thì bánh ú tro có nhân đa dạng hơn.
Bên cạnh hai loại bánh trên thì bánh trôi, bánh chay, bánh xu xê hay bánh cốm cũng được nhiều người lựa chọn để chuẩn bị cho mâm cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch.
Xôi, chè
Chè kê là loại chè phổ biến được nấu trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhất là các tỉnh miền Trung. Chè kê sẽ được nấu từ những hạt kê. Khi nấu, chén chè sẽ có độ ngọt, dẻo, thơm đặc trưng rất cuốn.
Bên cạnh món chè thì nhiều người cũng chọn nấu thêm xôi. Thường là xôi đậu xanh.
Thịt vịt
Trong ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch ở các tỉnh thành miền Trung và miền Nam nước ta thường chuộng món thịt vịt. Theo như người xưa thì họ cho rằng thịt vịt có công dụng rất tốt trong việc làm mát gan, bổ máu cũng như giải nhiệt cơ thể.
Và thời điểm này trong năm thịt vịt được xem là ngon, béo nhất. Với nhiều lý do như vậy, mâm cúng Tết Đoan Ngọ không thể nào thiếu được món ăn quen thuộc này.
Một số lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ là dịp để anh chị em, bà con trong nhà sum vầy cùng nhau. Trước nghi thức trọng đại của ngày này, khi cúng Tết Đoan Ngọ thì bạn cần lưu ý một số nội dung sau:
- Khi chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ cũng phải đặt đồ cúng trên bàn thờ gia tiên như mọi nghi cúng gia tiên khác.
- Gia đình có thể bày mâm cúng Tết Đoan Ngọ trước nhà, hoặc đồng thời cả trước nhà và trên bàn thờ gia tiên.
- Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ thường là buổi trưa. Cụ thể là từ khoảng 11 giờ đến 13 giờ. Trường hợp không thể cúng vào giờ này thì gia chủ có thể cúng vào buổi sáng sớm cũng được.
Nếu bạn không có thời gian hoặc không tự tin vào bếp thì thay vì mất thời gian đi chợ, vào bếp lỉnh kỉnh, bạn có thể lựa chọn dịch vụ mâm cúng Tết Đoan Ngọ của Đồ Cúng Việt Đà Nẵng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ là địa chỉ tin cậy để bạn có thể lựa chọn.
Vừa rồi, Mâm Cúng Việt Đà Nẵng đã giúp bạn có thêm thông tin về ngày Tết Đoan Ngọ. Và đặc biệt là Tết Đoan Ngọ cúng gì để bạn có thể chuẩn bị nghi thức một cách chu đáo. Chúc bạn sẽ có khoảng thời gian hạnh phúc và ấm cúng bên những người thân yêu của mình.
- Không cúng đầy tháng cho bé có sao không? (22.03.2023)
- Mâm cúng đầy tháng bé trai bao gồm những gì? (20.03.2023)
- Mâm bốc thôi nôi cho bé bao gồm những đồ gì? (17.03.2023)
- Mâm cúng thôi nôi bé gái gồm những gì? (15.03.2023)
- Hướng dẫn cách cúng thôi nôi bé trai và bé gái chuẩn nhất (13.03.2023)
- Ý nghĩa xôi chè trên mâm cúng mụ (13.05.2022)
- Mâm cúng đầy cữ cho bé gái (05.06.2020)
- Bày mâm ngũ quả ngày tết theo phong thủy (06.05.2020)
- Tìm hiểu các lễ cúng trong ngày Tết của người Việt (05.12.2019)
- Tục cúng mụ của người Việt (18.11.2019)
- Ý nghĩa của mâm cúng tất niên (25.10.2019)
- Ý nghĩa heo quay trên mâm cúng ở Việt Nam (25.10.2019)