Lễ cúng tiễn đưa ông Công ông Táo về Trời
Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Công ông Táo - Táo quân. Theo quan điểm của người Việt thì ông Công ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Công ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.
Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ hoặc 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ đón ông bà thường vào trưa ngày 30 tháng Chạp hoặc đôi lúc gia đình tổ chức cúng trước khi thời khắc giao thừa đến, khi trời đất chuyển thời, năm cũ đi, năm mới đến. Người trên dương thế và người dưới cõi âm có thể giao hòa trong một mái nhà.
Mâm cúng ông bà, gia tiên ngày 30 Tết thường có đủ món mặn và cả món chay. Những món cúng thường là thịt heo kho tàu với trứng vịt, gà luộc với xôi, nem chả, thịt nguội, bánh các loại, chè sen, chè đậu, trà rượu,... Nhiều gia đình quen nấu những món ăn mà ngày xưa ông bà thích dùng. Hai món không thể thiếu trên bàn thờ là bình hoa và dĩa trái cây.
Một số gia đình có món canh khổ qua, ý cầu mong những khổ sở, khốn khó sẽ đi qua khi năm cũ hết và năm mới đến. Cúng lễ trước là để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền bối, đấng sinh thành... sau là dịp để mọi người tụ tập chúc tụng, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.
Hai cách rước gia tiên về ăn tết
*Cách thứ nhất là con cháu chỉ làm cỗ dâng cúng gia tiên vào trưa ngày 30 Tết, khấn vái mời các cụ về dự hưởng tại nhà.
*Cách thứ hai là chiều ngày 30 Tết, gia chủ và người thân trong gia đinh ra mộ, sửa sang, dọn sạch và thắp hương làm lễ Tạ mộ, còn gọi là lễ Chạp, khấn mời tổ tiên về nhà cùng con cháu đón Tết
Sau khi rước các cụ về nhà, đợi cháy hết tuần hương, cỗ cúng được hạ xuống, cả nhà quần tụ xung quanh mâm cơm tất niên vui vẻ và trịnh trọng.
Lễ cúng tạ đất tại nhà cuối năm
Năm cũ sắp qua năm mới sắp đến, đây là lúc chúng ta dành thời gian làm lễ tạ ơn những vị thần linh thổ địa bản gia trên mảnh đất mà mình đang sinh sống gọi là Lễ cúng tạ đất. Lễ cúng tạ đất thường được làm vào dịp cuối năm, từ sau rằm tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Tuy nhiên thông thường Lễ cúng tạ đất được thục hiện chung với Lễ cúng đón ông bà ngày tất niên vào trưa ngày 30 Tết.
Mâm cúng Lễ cúng tạ đất được đặt trước cửa nhà
-
Hương thơm
-
Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 10 bông chia ra hai lọ hai bên
-
Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
-
Trái cây 2 đĩa bày ở hai bên
-
Xôi trắng 2 đĩa to cũng bày hai bên
-
Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (Gà giò hoặc là trống thiến) hoặc là một cái chân giò lợn (chân trước) luộc, chân trái hay phải đều được.
-
Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 3 cái-10 lon bia + 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ-1 bao thuốc lá + 1 gói chè ( 1 lạng/gói)
-
Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to.
Phần vàng mã cho lễ cúng tạ đất
-
6 con ngựa, trong đó: 5 con ngựa 5 màu ( đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.
-
1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
-
1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng)
-
1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng gia tiên)
Cúng Giao thừa
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng Giao thừa được cử hành ở cả trong nhà và ngoài trời. Đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng mùng 1 Tết, ở thành phố, nhiều nhà bày lễ cúng lúc Giao thừa trong sân hay trước cửa nhà.
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời có bình hương, hoa, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: con gà, bánh chưng, mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng).
Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà
-
Cỗ mặn: Bánh chưng, giò - chả, xôi gấc, thịt gà, xôi đậu xanh, các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
-
Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia và các loại đồ uống khác.
Lễ cúng rước ông Táo về nhà
Lễ cúng đưa ông Táo về trời đã được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp thì vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ phải cúng để rước ông Táo về nhà. Thời gian cúng từ 23h đến 23h45 ngày 30 Tết, lễ vật chuẩn bị giống như tiễn ông Táo về trời.
Cúng lễ Tân niên
Mùng 1 Tết, ngày Tân niên đầu tiên được coi là ngày đặc biệt quan trọng. Bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, cúng chiều gọi là cúng Tịch điện. Cỗ cúng có thể mặn hoặc chay tuỳ theo phong tục từng gia đình. Nhà nào có thờ Phật thì bắt buộc phải chuẩn bị mâm cúng chay dâng Phật.
Các món trong mâm cỗ mặn cũng được tuỳ biến theo điều kiện từng gia đình, nhưng không thể thiếu các món ăn cơ bản ngày Tết là bánh chưng, xôi, gà, giò, thịt lợn,... Ngày mùng 1 Tết kiêng sát sinh, nên gà sẽ được làm thịt từ ngày hôm trước.
Trong lễ cúng, gia chủ cảm ơn công đức trời bể của tổ tiên và mời tổ tiên về thụ lễ. Sau khi cúng xong con cháu thụ lộc tổ tiên rồi mới đi chúc Tết, thăm thú họ hàng, bạn bè.
Ngày mùng 2 Tết cũng có 2 lễ cúng. Buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện.
Lễ cúng tiễn ông bà
Người Việt xưa quan niệm ăn Tết 3 ngày, nên ngày mùng 3 thường là ngày cuối cùng của Tết. Vào ngày này sẽ làm lễ hoá vàng mã để tiễn ông bà tổ tiên về trời, đồng thời đón thần tài, thần lộc.
Ngày nay, lễ hoá vàng mã có thể được du di đến ngày mùng 5, mùng 7 hay mùng 10 âm lịch. Gia đình có nhiều anh em không ở chung nhà có thể làm lễ hoá vàng khác ngày nhau và sắp xếp để người anh lớn nhất hoặc người có cha mẹ ở chung thì làm lễ hoá vàng cuối cùng.
Cũng như lễ cúng rước ông bà về, ngày tiễn đưa con cháu phải tề tựu đông đủ, mâm cơm cúng cũng có đủ những món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, bánh tét, thịt kho, củ kiệu,… để dâng lên ông bà tổ tiên.
Sau khi cúng xong thì đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hóa riêng. Khi hóa vàng mã xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ.
Bài khấn cúng tất niên chiều 30 tết:
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy:
Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. Ngài Bản xứ Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiên Chu tước, Hậu Huyền Vũ Tả Thanh long, hữu Bạch Hổ cùng Liệt vị Tôn Thần cai quản xứ này.
Bản gia:
Thổ địa mạch long thần. Ngũ phương ngũ hổ long mạch. Tiền hậu địa chủ Tài thần. Đông trù Táo phủ Thần quân. Liệt vị nội ngoại gia tiên, Tổ cô mãnh tướng.
Hôm nay, ngày ...... tháng chạp năm ........................................, nhằm tiết cuối Đông sắp sang năm mới.
Tín chủ con là: ...............................................……………… cùng toàn gia.
Cư trú tại số nhà: .............................................................................................................................................................
Hôm nay, chúng con sắm sanh lễ vật hương hoa phù tửu lễ nghi trình cáo Bản gia Tôn thần, và chư vị Tiên linh, Tổ cô mãnh tướng để cho tín chủ chúng con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Chí xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm Dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
(Khi còn ¾ tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng, rắc vài giọt rượu vào tro tiền vàng).
Dịch vụ Đồ cúng Việt Đà Nẵng chuyên nhận đặt mâm cúng trọn gói tại Đà Nẵng, Quảng Nam: mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7.
- Nhận đặt xôi chè cúng, mâm quả cưới hỏi …..
- Liên hệ hotline: 0816.043.043 – www.mamcungdanang.vn.
- Không cúng thôi nôi có sao không? (23.03.2023)
- Không cúng đầy tháng cho bé có sao không? (22.03.2023)
- Mâm cúng đầy tháng bé trai bao gồm những gì? (20.03.2023)
- Mâm bốc thôi nôi cho bé bao gồm những đồ gì? (17.03.2023)
- Mâm cúng thôi nôi bé gái gồm những gì? (15.03.2023)
- Hướng dẫn cách cúng thôi nôi bé trai và bé gái chuẩn nhất (13.03.2023)
- Ý nghĩa xôi chè trên mâm cúng mụ (13.05.2022)
- Mâm cúng đầy cữ cho bé gái (05.06.2020)
- Bày mâm ngũ quả ngày tết theo phong thủy (06.05.2020)
- Tục cúng mụ của người Việt (18.11.2019)
- Ý nghĩa của mâm cúng tất niên (25.10.2019)
- Ý nghĩa heo quay trên mâm cúng ở Việt Nam (25.10.2019)