Thực đơn ăn dặm cho bé

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 6 – 12 THÁNG TUỔI

1/ THỜI ĐIỂM BÉ ĂN DẶM TỐT NHẤT:

Giai đoạn bé iu được 5,5 tháng _ 6 tháng tuổi là giai đoạn tốt nhất để bắt đầu làm quen dần với kỹ năng nhai và tập nuốt đồ ăn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé giai đoạn này còn non yếu nên các mẹ cần chọn các nguyên liệu vừa đầy đủ chất dinh dưỡng lại vừa nhẹ, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu nhé !

Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, các mẹ có thể cho ăn 1 bữa/1 ngày là đủ. Khi hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện, đã quen dần với đồ ăn rồi thì nâng lên 2 bữa/1 ngày, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: chất bột đường, chất đạm, vitamin và chất xơ_chất béo.

Thời điểm vàng cho bé ăn dặm
Thời điểm vàng cho bé ăn dặm : 5,5 _ 6 tháng

2/LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA VỀ CÁCH ĂN DẶM:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ áp dụng: ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm Baby Ledwening (tự chỉ huy). Phương pháp nào cũng đều có ưu điểm, nhước điểm, tùy từng gia đình mà tập cho bé các cách ăn dặm khác nhau.

Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3,4 lần và ăn từ 2 bữa bột/cháo tăng lên 3,4 bữa/ngày khi bé được gần 1 tuổi.

Ở giai đoạn đầu, bé có thể ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức thật lỏng. Lúc này, chỉ cần nên tập cho bé ăn bột ngọt, sau đó mới chuyển dần sang bột mặn vì bột ngọt gần với mùi sữa mẹ nên bé sẽ dễ làm quen hơn.

Khi bé được 8 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho bé ăn bột đặc vì lúc này bé có thể nhai, nuốt một cách dễ dàng. Ngũ cốc là thực phẩm có thể giúp bé tăng cường chất sắt nên có thể cho bé ăn thêm bằng cách trộn các loại ngũ cốc hạt nhỏ với sữa mẹ và sữa công thức.

GỢI Ý MỘT SỐ THỰC ĐƠN ĂN DẶM ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM:

**Bơ + Yến mạch + Hạt chia:

Món này rất tốt cho tiêu hoá và dinh dưỡng của bé. - Bơ gọt vỏ, cắt nhỏ. - Yến mạch ngâm nước khoảng 10p, cho nước xâm xấp rồi đun sôi khoảng 5-10p đến khi nào nở hết là được. - Cho bơ + yến mạch + 1 ít hạt chia vào máy xay nhuyễn là xong. 

Bột yến mạch + bơ + hạt chia

Thịt bò + Rau cải + Phomai:

-Thịt rửa sạch thái nhỏ xào chín sau đó xay nhuyễn. -Rau cải rửa sạch xay nhuyễn. -Quấy bột gạo đun sôi 1 lúc ( bột gạo rất lâu chín) rồi cho thịt đã xay vào nấu cùng, một lát cho thêm rau cải đã xay vào quấy đều là xong. -Nghiền phomai và cho dầu ăn vào bột trộn đều rồi cho bé ăn.

*Lưu ý: Rau xanh không nên nấu lâu vì nấu lâu sẽ bị mất hết chất. Vì thế rau sẽ cho cuối cùng, quấy thêm 1 lúc rồi tắt bếp.

Bột tôm + Rau ngót + phomai:

-Bột tôm tự làm. - Cháo nấu tỉ lệ 1:7. -Rau ngót rửa sạch rồi cho vào xay nhuyễn cùng cháo. - Đun cháo và rau cho chín sau đó cho bột tôm vào quấy đều 1 lúc rồi tắt bếp. -Nghiền phomai và thêm dầu ăn cho bé.

Bột tôm + rau ngót + phomai

Yến mạch + Bơ + Chuối:

-Yến mạch ngâm nước khoảng 10p rồi nấu chín. -Bơ gọt vỏ cắt nhỏ. -Chuối hấp chín. -Cho tất cả hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn là xong.

Bột yến mạch + bơ + chuối

Đậu hũ yến mạch

-Chuẩn bị 50g yến mạch và 200ml nước lọc, có thể thêm 1 chút đường phèn nếu muốn. -Yến mạch ngâm 15-20p cho mềm ra. Thay nước 2-3 lần cho đỡ bị nhớt. Chắt hết nước ngâm đi sau đó cho 200ml nước lọc vào xay nhuyễn yến mạch. Lấy khăn xô lọc bỏ bã. Bã đấy các mẹ có thể dùng làm bánh cho con nhé. -Phần nước đã lọc các mẹ cho lên bếp đun với lửa nhỏ, thêm chút đường phèn, quấy đều tay đến khi nào bột quánh lại mới là đc nhé. Nếu quấy mà nó chưa quánh lại thì sẽ bị lỏng và không đông được lại. -Đổ ra bát cho nguội rồi để ngăn mát tủ lạnh là ăn được. Các mẹ có thể làm sốt hoa quả cho các con ăn kèm với món đậu hũ này. Hầu như bé nào cũng bị nghiện món này.

Cháo ếch đỗ xanh:

Nguyên liệu: -50gr gạo tẻ. -Một con ếch 200gr. -30gr đậu xanh. -Dầu mè, nước mắm, hành. *Cách chế biến: -Ếch lột vỏ, rửa sạch. Lọc lấy thịt và băm nhuyễn. Xương ếch cho vào ninh nấu cháo cùng đậu xanh. -Phi thơm hành, cho ếch vào xào săn lại, thêm chút mắm cho thơm. -Cháo đậu xanh chín mềm, cho ếch đã xào vào,nêm lại cho vừa miệng, thêm chút hành lá thái nhỏ rồi tắt bếp. -Thêm chút dầu mè trộn đều cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

Cháo ếch đậu xanh

4/NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI TẬP CHO BÉ ĂN DẶM:

Không quá nóng vội

Mẹ cần hết sức kiên nhẫn khi cho bé ăn dặm không được ép bé ăn, nếu bé không muốn ăn có thể ngưng lại một vài ngày sau đó đổi món khác cho bé.

Thức ăn gây dị ứng

Hạn chế cho bé ăn những món có nguy cơ dị ứng như: Mật ong, lạc, lòng đỏ trứng chưa chín hẳn

Thực phẩm tanh như tôm, cua cần được làm sạch mùi tanh.

Không cho bé ăn nóng

Nhiều mẹ thấy con đói nên vội vàng dù bột, cháo đang nóng vẫn cho bé ăn điều này sẽ khiến con bị phỏng lưỡi, hãy cho bé ăn thức ăn còn ấm, mẹ nên thử độ nóng trước khi cho bé ăn.

Nêm thức ăn theo kiểu người lớn

Trẻ dễ bị suy thận chỉ vì do mẹ cho ăn mặn sớm, vì vậy bạn nên nhớ bé ăn nhạt hơn người lớn rất nhiều vì vậy đừng nêm nếm theo kiểu người lớn nhé!

Ăn dặm thay thế việc cho bé bú

Các mẹ nên nhớ ăn dặm chỉ là bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé, còn bú sữa vẫn là việc phải duy trì để đảm bảo cung cấp dưỡng chất và sức đề kháng cho bé.

Hy vọng những thông tin hữu ích vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để khi bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm sẽ giúp bé có những bữa ăn vừa đảm bảo an toàn lại giúp bé phát triển đầy đủ toàn diện nhất.

Kiến thức tâm linh

Bài văn khấn