Cúng giao thừa là tập tục, là nghi thức tâm linh được truyền từ nhiều đời của người Việt Nam. Vậy để may mắn thì nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Có lưu ý gì về vị trí cúng giao thừa hay không? Bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ giải mã những thắc mắc của bạn.
Ý nghĩa lễ cúng giao thừa
Lễ cúng giao thừa bắt đầu và kết thúc ngay vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới. Nghi thức này nhằm cầu mong những điều may mắn, chia tay những vận hạn trong năm cũ.
Theo truyền thống thì lễ cúng này sẽ được thực hiện ở trong nhà và ngoài trời. Ngoài trời, lễ cúng sẽ được chứng nhận, như lễ tiếp đón quan hành khiển mới và tiễn đưa quan hành khiển cũ. Đây cũng là thời khắc tâm linh, chuyển giao công việc cai trị giữa các vị thần linh.
Với mâm cúng giao thừa trong nhà thường dành dâng lên ông bà, tổ tiên. Điều này thể hiện sự biết ơn cũng như hy vọng sự bình an, hạnh phúc cho tất cả mọi người trong năm mới đến.
Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Trong lễ cúng giao thừa thì cúng giao thừa ngoài trời trước, cúng giao thừa trong nhà sau. Theo quan niệm của người Việt Nam thì có 12 vị quan hành khiển và 12 phán quan. Mỗi năm sẽ có một vị quan đảm nhận công việc cai trị hạ giới.
Thời khắc giao thừa được xem là thời khắc chuyển giao quyền lực giữa các vị quan. Do đó, việc bày mâm cúng giao thừa ngoài sân thể hiện sự đón nhận chuyển giao đó. Ông bà ta có câu nghênh tân tiễn cựu có nghĩa là chào đón quan hành khiển mới và đưa tiễn quan hành khiển cũ.
Sau khi thực hiện cúng giao thừa ngoài trời thì gia đình sẽ thực hiện tiếp tục nghi thức cúng giao thừa trong nhà.
Ngoài ra, nhiều gia đình sinh sống trong các khu chung cư đặt ra thắc mắc rằng có cần phải tổ chức lễ cúng giao thừa ngoài trời khi sống trong môi trường chung cư hay không. Điều này rất thường gặp.
Trong bối cảnh này, các chuyên gia phong thủy lưu ý rằng do có sự hạn chế về không gian và sự thiếu hụt đất có vườn, việc cúng thường được tập trung chủ yếu bên trong nhà mà không nhất thiết phải thực hiện ngoài trời.
Tuy nhiên, nếu gia đình vẫn muốn duy trì truyền thống tổ chức lễ cúng giao thừa ngoài trời, bạn có thể xem xét việc bày mâm lễ tại khu vực ban công của căn hộ. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề không gian chật hẹp mà còn tạo nên một không khí trang nghiêm và uy nghi trong buổi lễ, làm cho ngày Tết trở nên trọn vẹn và ý nghĩa.
Lưu ý là nếu cúng 30 Tết ngoài khu vực ban công thì cũng cần phải được cho phép và đảm bảo sự an toàn.
Mâm cúng giao thừa đúng chuẩn
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng giao thừa ngoài trời tượng trưng cho sự linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tùy thuộc vào từng vùng miền, quan niệm khác nhau mà mâm cỗ cúng giao thừa ngoài sân, ngoài trời sẽ có sự khác nhau.
Dưới đây là mâm cúng giao thừa ngoài trời phổ biến nhất:
- Thủ lợn hoặc con gà trống tơ
- Bánh chưng hoặc bánh tét
- Đèn nến
- Vàng mã
- Hoa tươi
- Trầu cau
- Rượu
- Trà
- …
Mâm cúng giao thừa trong nhà
Tương tự như mâm cúng ngoài trời thì ở mâm cúng trong nhà cũng sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lễ vật cũng như mâm cơm cúng giao thừa.
Dưới đây là mâm cúng giao thừa trong nhà đơn giản bạn có thể tham khảo:
- Gà luộc nguyên con
- Bánh chưng hoặc bánh tét
- Giò bột
- Xôi đỗ hoặc xôi gấc
- Mâm ngũ quả cúng giao thừa
- Hoa
- Nến đèn
- Trầu cau
- Tiền vàng mã
- Mũ không có cánh chuồn
- …
Một số lưu ý khi cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà trước
Băn khoăn cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước của bạn đã được giải toả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết:
- Gia chủ nên mặc trang phục kín đáo và lịch sự để thể hiện sự tôn trọng đối với các vị thần linh cũng như tổ tiên.
- Khi thức hiện nghi thức cúng, bài khấn giao thừa thì cần thể hiện sự nghiêm túc, tránh cười đùa, trêu chọc hay cãi vã.
- Mâm cúng ngoài trời nên đầy đủ các lễ vật. Đối với hoa quả nên chọn quả to, tròn, mà sáng để tạo không gian tôn nghiêm và trang trọng hơn. Nếu không tự chuẩn bị có thể liên hệ Đồ Cúng Việt Đà Nẵng để được hỗ trợ.
- Mâm cúng trong nhà nên có gà. Nếu không biết gà cúng giao thừa quay ra hay quay vào thì bạn nên đặt chúng ở khoảng góc 35 độ và hướng về bàn thờ. Điều này thể hiện tấm lòng thành kính, sẵn sàng đón nhận sự ban ơn phước lành từ các vị thần.
Những lưu ý này giúp tạo ra một buổi lễ cúng giao thừa trang trọng và ý nghĩa. Đồng thời, nó cũng thể hiện lòng tôn kính và sự chân thành của gia chủ đối với thần linh và tổ tiên.
Lễ cúng giao thừa phải có cúng trong nhà và cả ngoài trời. Bài viết của Đồ Cúng Việt Đà Nẵng đã giúp bạn biết được nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết đến nhiều người hơn nữa nhé!
- Hướng dẫn cách cúng phòng trọ mới đúng chuẩn phong tục (30.06.2024)
- Cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì? Cách cúng chuẩn nhất (30.06.2024)
- Mâm cơm chay cúng Phật dễ làm và chuẩn nghi thức nhất (30.06.2024)
- Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày chuẩn nhất (30.06.2024)
- Cách cúng ông Thần Tài Thổ Địa mới thỉnh về đón tài lộc (30.06.2024)
- Cách cúng xin bán được đất nhanh chóng và linh nghiệm nhất (30.06.2024)
- Top 7 loại hoa cúng thần tài thu hút tài lộc, thịnh vượng (30.06.2024)
- Bài vị cúng tam tai năm 2024: Cách chuẩn bị và bài trí (30.06.2024)
- Kinh doanh nên cúng trái cây gì để thu hút tài lộc, may mắn? (30.06.2024)
- Lễ cúng khai trương nhà xưởng: Mâm cúng, bài văn khấn (30.06.2024)
- Bộ tam sên cúng xây nhà gồm những gì? Có ý nghĩa thế nào? (29.06.2024)
- Top 5 loại trái cây cúng xây nhà, động thổ may mắn nhất (29.06.2024)