Cúng 49 ngày có phải ra mộ không? Điều kiêng kỵ cần tránh

Việc mất mát người thân là nỗi đau tinh thần mà không một ai mong muốn. Trong 49 ngày tang đầu tiên, có nhiều điều bí ẩn trong tâm linh giữa người sống và người đã mất. Và nhiều người thắc mắc cúng 49 ngày có phải ra mộ hay không? Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ giúp bạn lý giải điều này.

Cúng 49 ngày có phải ra mộ không?

Cúng 49 ngày không bắt buộc phải ra mộ. Mỗi gia đình có thể thờ cúng người đã khuất ở gia đình, ở chùa, đền, miếu,... Khi bạn ra mộ trong ngày cúng 49 ngày có thể giúp cho lễ cúng thêm ý nghĩa hơn. Nó thể hiện tấm lòng tiếc thương, tưởng nhớ đến người đã mất. Qua đó cầu nguyện cho linh hồn người đã mất được siêu thoát.

Cúng 49 ngày có phải ra mộ không

Tuy nhiên, trong quan niệm của các chuyên gia về tâm linh, phong thủy thì cúng 49 ngày không nên ra mộ. Họ cho rằng cúng 49 ngày là ngày mở cửa mả. Gia đình và người thân nên hạn chế đến gần mộ người đã khuất trong thời gian khoảng 49 ngày để tránh những điềm không tốt.

Nói một cách khác, họ cho rằng dù gia đình có đau buồn như thế nào thì cũng không nên đi ra mộ, việc hạn chế ra mộ trong 49 ngày để tang đầu là vô cùng quan trọng.
Mặc dù có nhiều ý kiến trong việc có ra mộ trong 49 ngày tang hay không tùy thuộc vào quan điểm cá nhân của bạn khi tham khảo các luồng thông tin cũng như ý kiến.

Quan trọng là mình luôn hướng đến người đã khuất, cầu xin những điều tốt đẹp cho vong linh của họ, mong họ sớm siêu thoát.

Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày là gì?

Lập đàn cúng 49 ngày không chỉ là cách tưởng nhớ đến người đã khuất mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam. Cúng 49 ngày còn có tên gọi khác là cúng Chung Thất.

Đây là lễ giỗ mở đầu của người đã mất sau 49 ngày. Trong kinh Địa Tạng của nhà Phật cho rằng, sau 49 ngày mất, việc tu tập cho họ có thể giúp họ sớm siêu thoát, được hưởng nhiều phước lành và tận hưởng lấy niềm vui ở cõi trời.

Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày là gì

Những điều kiêng kỵ cần tránh trong cúng 49 ngày

Để cúng 49 ngày người đã mất trang trọng, không bị quấy nhiễu hay có các vấn đề khác thì nên lưu ý tránh một số điều sau:

  • Không nên khóc quá lớn, nó khiến người đã mất quyến luyến, bị vướng bận trần gian nên khó siêu thoát., không thể tái sinh được.
  • Không sử dụng quần áo, giường chiếu hay những dụng cụ gần gũi của người đã mất. Theo tâm linh thì người đã mất có thể quay lại để đòi lấy. Gia đình nên đốt cháy những vật dụng đó để họ có thể nhận ở thế giới bên kia.
  • Không tổ chức đám cưới hỏi khi cúng 49 ngày của người thân. Nó thể hiện sự bất kính, thiếu tôn trọng với người đã mất. Nếu kiên quyết làm điều này có thể gia đình sẽ bị xáo trộn, xảy ra những trách móc, cãi vả.
  • Nên ăn chay trong 49 ngày đầu tang của người mất. Nó giúp cho gia đình giải bớt sân si, nghiệp của đời đời kiếp kiếp.
  • Người trong gia đình nên hồi hướng công đức cho người đã mất.
  • Hạn chế việc tụ tập, vui chơi hay làm đẹp. Nó khiến cho linh hồn người đã khuất bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Không để động vật xuất hiện gần mâm cơm cúng 49 ngày.

 Đồ Cúng Việt Đà Nẵng

Trên đây là những chia sẻ của Đồ Cúng Việt Đà Nẵng về thắc mắc cúng 49 ngày có phải ra mộ hay không. Tùy vào quan điểm của mỗi người, văn hóa ở mỗi vùng miền mà bạn có thể lựa chọn việc ra mộ hay không. Đồng thời, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng hy vọng bạn cũng bỏ túi được nhiều kinh nghiệm về những điều kiêng kỵ cần tránh nếu không muốn đem đến vận xui về cho gia đình.

Kiến thức tâm linh

Bài văn khấn